Loading...

SQL Server vs MySQL – Lựa chọn giải pháp nào cho việc quản trị cơ sở dữ liệu?

SQL Server vs MySQL –

Lựa chọn giải pháp nào cho việc quản trị cơ sở dữ liệu?

Ngày nay, hệ thống CSDL (RDBMS) ngày càng trở thành tài sản quan trọng đối với mọi tổ chức. Việc lựa chọn một CSDL các doanh nghiệp hoặc tổ chức lớn luôn xem xét về chi phí đối với CSDL có bản quyền (cụ thể Oracle có chi phí khá lớn) hay CSDL mã nguồn mở  thì MySQL và MS SQL Server có thể được xem là 02 giải pháp RDBMS tối ưu và phổ biến nhất hiện nay cho nhu cầu quản lý hệ cơ sở dữ liệu. Ở bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số khái niệm và so sánh về 02 hệ quản trị cơ sở dữ liệu này.

MySQL và SQL Server là gì?

MySQL

MySQL ban đầu là một hệ quản lý cơ sở dữ liệu mã nguồn mở, được tập đoàn Oracle mua lại vào năm 2010 và phát triển thành 2 phiên bản là bản miễn phí (MySQL Community Server) và bản có phí (Enterprise Server). MySQL được sử dụng phổ biến vì độ tin cậy cao, dễ sử dụng và hiệu năng lớn. MySQL được sử dụng cho nhiều ứng dụng mới nhất được xây dựng trên Apache/ Nginx, Linux/ Unix, Perl/ PHP. Nhiều tổ chức phổ biến như Google, Alcatel Lucent, Facebook, Zappos và Adobe dựa vào hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu này.

MySQL có thể chạy trên hơn 20 nền tảng bao gồm MacOS, Windows, Linux/ Unix, IBM AIX, HP-UX và cung cấp nhiều tính linh hoạt. Đi kèm là một loạt các công cụ cơ sở dữ liệu, dịch vụ, đào tạo và hỗ trợ được cung cấp bởi hệ thống cơ sở dữ liệu MySQL.

SQL Server

SQL Server là một RDBMS (Hệ quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ) do Microsoft phát triển. Hệ thống này hoạt động trên Transact-SQL là một tập hợp các phần mở rộng lập trình từ Microsoft và Sybase. T-SQL bổ sung các tính năng khác bao gồm xử lý lỗi và ngoại lệ, kiểm soát giao dịch, các biến khai báo và xử lý hàng. Tuy nhiên, Sybase đã phát triển SQL Server trở lại vào những năm 1980. Phiên bản cuối cùng được gọi là SQL Server 4 được phát triển với sự cộng tác của Ashton-Tate, Sybase và Microsoft cho OS/2.

SQL Server 2005 được ra mắt vào tháng 11 năm 2005, hiện nay SQL Server cung cấp độ tin cậy, tính linh hoạt, an ninh và khả năng mở rộng cho các ứng dụng cơ sở dữ liệu. Đi kèm với đó là khả năng tương thích cực tốt với nền tảng .NET framework.

Sự khác biệt giữa MySQL và SQL Server

Bảng dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin so sánh về tính năng, hiệu suất, bảo mật, khả năng mở rộng, khả năng phục hồi, chi phí một cách ngắn gọn nhất giữa 2 hệ quản trị cơ sở dữ liệu trên:

Đặc điểm MySQL SQL Server
Tính năng Cung cấp nhiều loại storage engine hơn Intergate cho trọn bộ hệ thống và công cụ phát triển software chặt chẽ và tốt hơn

Ở mảng .NET. MSSQL còn hỗ trợ XML trực tiếp trong DB

Hiệu suất Không đòi hỏi nhiều như SQL Server

Có thể chạy trên các UNIX highend system và perform tốt hơn SQL Server trên Windows highend server trong nhiều trường hợp

Perform kém hơn MySQL về nhiều mặt

Đòi hỏi tài nguyên rất lớn (CPU mạnh, nhiều RAM)

Bảo mật MySQL chỉ có thể set access đến row level là hết Tính bảo mật cao hơn MySQL ở column level

Hệ thống xác thực cũng cao hơn, chặt chẽ hơn MySQL.

Tuy nhiên, dễ bị exploit hơn MySQL

Khả năng

nhân bản

( Replication)

MySQL nhanh hơn và ít sự cố hơn SQL Server vì tất cả các SQL statements dùng để thay đổi, cập nhật dữ liệu được lưu giữ trong binary log SQL Server cung cấp nhiều phương pháp replication cao cấp hơn, chi tiết hơn nên nó phức tạp và chậm hơn
Khả năng phục hồi ( Recovery) Nếu MySQL chạy với Innodb thì khả năng phục hồi không thua kém gì SQL Server Nếu MySQL chạy thuần túy với MyISAM storage engine thì khả năng phục hồi (sau khi bị crash) không thể so sánh được với SQL Server

SQL phục hồi dễ dàng hơn

Chi phí MySQL bản community không mất phí nhưng phải tự thủ công. Tuy nhiên, cài đặt, sử dụng và tối ưu MySQL không khó vì tài liệu về nó rất đầy đủ và nhiều có thể tìm thấy trên internet

Phải trả $1.5 cho một license SQL Server Standard và khi cần support, bạn phải trả thêm tiền support (tùy case). Bản enterprise thì phải trả tiền (khoảng $400) và bạn được support đầy đủ

SQL Server vẫn cung cấp bản miễn phí dành cho mục đích development

Lời kết

Việc chọn một nền tảng CSDL (RDMBS) có thể được xem là thành phần quan trọng trong mọi hệ thống phần mềm. Vì vậy, đầu tư vào việc phân tích, đánh giá ngay từ ban đầu để chọn lựa một hệ thống đúng và phù hợp nhất là rất quan trọng. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được giải pháp thích hợp cho công việc của mình để có thể yên tâm đối với hệ thống CSDL quý giá của mình sau này.

HONEYNET

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *