Loading...

Cloud trong nước và Cloud nước ngoài – Hiện trạng, mục tiêu và định hướng

Cloud computing (Điện toán đám mây) đang ngày càng trở nên phổ biến và được các doanh nghiệp ưa chuộng vì những lợi ích mà nó đem lại. Tuy nhiên, việc ra đời nhiều nhà cung ứng Cloud uy tín trong nước và quốc tế khiến việc lựa chọn của doanh nghiệp trở nên khó khăn. Làm thế nào để lựa chọn được một nhà cung cấp chất lượng và phù hợp? Liệu nhà cung cấp Cloud trong nước hay nước ngoài mới cho hiệu quả tốt hơn?

Thị trường dịch vụ điện toán đám mây (Cloud) tại Việt Nam đã, đang tiếp tục tăng trưởng rất mạnh, dự kiến có thể đạt quy mô hơn 53,2 nghìn tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ đô la) vào năm 2025. Tính đến cuối năm 2020, thị trường điện toán đám mây của Việt Nam đạt khoảng 200 triệu USD (4.600 tỷ đồng), tuy nhiên doanh nghiệp Việt mới chỉ chiếm được 20%, còn lại 80% là rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài.

Thực tế, “bệ đỡ” cho đà tăng trưởng của dịch vụ đám mây còn được cộng hưởng bởi quy mô dân số cũng như quỹ đạo tăng trưởng dữ liệu của quá trình chuyển đổi sang chính phủ số, xã hội số và kinh tế số, đòi hỏi cần sự kết hợp giữa nền tảng Cloud với các bộ giải pháp phần mềm ứng dụng, thứ thực sự đáp ứng nhu cầu sử dụng của các nhóm người dùng.

Để có góc nhìn khách quan và thực tế hơn, nhằm hỗ trợ việc đưa ra định hướng sử dụng lâu dài cũng như lựa chọn hợp lý nhà cung cấp, bài viết cung cấp ma trận thông tin sau.

Nhà cung cấp Cloud trong nước

(Viettel, VNPT, CMC, FPT, khác)

Nhà cung cấp Cloud nước ngoài

(AWS, GCP, Azure, khác)

A. Tổng quan
Thương hiệu Thương hiệu khu vực Việt Nam – Đông Nam Á Thương hiệu mạnh, mang tính toàn cầu
Hệ sinh thái Cloud Khoảng 50 sản phẩm dịch vụ Khoảng 200 sản phẩm dịch vụ
Cạnh tranh giá Linh hoạt Dao động quốc tế (theo hệ số USD)
Cạnh tranh bán hàng Các gói dịch vụ phù hợp với nguồn lực và văn hóa địa phương Công nghiệp hóa theo chuẩn quốc tế với bộ khung dịch vụ chung
Năng lực công nghệ Đang phát triển Rất mạnh với nền tảng sẵn có
B. Khách quan
Vị trí địa lý Đặt tại các trung tâm dữ liệu lớn trong lãnh thổ Việt Nam Đặt tại các trung tâm dữ liệu lớn bên ngoài lãnh thổ Việt Nam
Đường truyền Ổn định, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố đứt cáp hoặc thời tiết Sự cố đứt cáp trên biển diễn ra khiến đường truyền không ổn định
Chi phí phát sinh Chi phí phát sinh ổn định, thấp hơn so với các nhà cung cấp nước ngoài Chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sử dụng như phí băng thông rất lớn
Hỗ trợ kỹ thuật Đội ngũ hỗ trợ nhiều năm kinh nghiệm, hoạt động 24/7, phương thức chính là trao đổi trực tiếp Hoạt động dưới hình thức tự phục vụ, người dùng tự tìm hiểu và giải quyết thông qua tài liệu. Tốc độ phản hồi và xử lý các vấn đề phát sinh chậm (thường qua Email)
Ngôn ngữ Ngôn ngữ trong nước + từ ngữ diễn giải đơn giản, dễ hiểu Ngôn ngữ nước ngoài + từ ngữ chuyên môn hóa cao về công nghệ khiến người dùng khó hiểu rõ
Thời gian Múi giờ nội địa, dễ dàng hỗ trợ hay tư vấn cho khách hàng Múi giờ khác so với trong nước, khi cần hỗ trợ hay tư vấn khá khó xử lý được ngay mà phải hẹn lịch
Chính sách và Luật pháp Chính sách thúc đẩy giúp doanh nghiệp nhanh thích ứng và bảo đảm việc hoạt động trơn tru, không gặp phải vướng mắc nào về mặt pháp lý Chính sách bảo mật dữ liệu của từng quốc gia khác nhau và có thể thay đổi bất cứ lúc nào, dẫn đến việc doanh nghiệp khó tránh được những ảnh hưởng lớn tới hoạt động (Ví dụ: thủ tục đăng ký SMS, tên miền với Telco nước ngoài)
C. Hệ sinh thái phần mềm ứng dụng
Tổ chức Nhà nước Có các phần mềm ứng dụng hỗ trợ vận hành dựa trên sự thấu hiểu về chính sách, tiêu chuẩn Nhà nước Hệ sinh thái công nghệ nền tảng Cloud rất mạnh (phần xác), nhưng chưa có phần hồn (hệ sinh thái phần mềm ứng dụng) phù hợp với khu vực Việt Nam
Doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp SME
Giáo dục Đại học
Y tế – Bệnh viện
Nông nghiệp

Có thể thấy được sự phân hóa và những ưu thế, cũng như bất lợi nhất định của từng nhà cung cấp Cloud. Hướng tiếp cận của các nhà cung cấp Cloud nước ngoài đã có kết quả nhất định về mặt thị trường (khoảng 80% thị phần), nhưng với những tác động của Việt Nam nói riêng (các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy Cloud trong nước) và những ảnh hưởng quốc tế nói chung (dịch bệnh, địa chính trị, suy thoái kinh tế), dưới góc nhìn chủ quan của người sử dụng dịch vụ trong cuộc, sẽ có sự chuyển dịch về lựa chọn khi phải cân nhắc giữa chi phí, lợi ích và pháp luật.

Trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau các biến cố toàn cầu, liệu người dùng sẽ lựa chọn nhà cung cấp đáp ứng sẵn các nhu cầu về phần mềm vận hành kinh doanh với kết nối nội địa tiện lợi hay sẽ lựa chọn nhà cung cấp chỉ đáp ứng nhu cầu hạ tầng và dễ biến động về chính sách cũng như kết nối?

Chính vì vậy, để có thể giành được và chiếm lĩnh thị phần Cloud tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ Cloud cần có những định hướng phù hợp hướng đến phần hồn công nghệ tại thị trường nước sở tại – hệ thống phần mềm ứng dụng đa lĩnh vực, cụ thể có thể kể đến:

– Bộ giải pháp Quản lý tài sản và Mua sắm công

– Bộ giải pháp Quản lý nhân sự

– Bộ giải pháp Quản lý, điều hành và khai thác

– Bộ giải pháp Chấm công thông qua nhận diện khuôn mặt (FaceID)

– Bộ giải pháp Nông nghiệp thông minh

– Bộ giải pháp Camera giám sát thông minh

– Bộ giải pháp Logistics

– Bộ giải pháp E-Learning, …

 

Nguồn: HONEYNET và Internet