

Bình minh của AI trong môi trường giáo dục, một kỷ nguyên mới cho thế hệ người học, thách thức vượt qua để trở thành người đón đầu luồng gió mới hay lụi tàn sau cơn bão
Sự chuyển dịch từ phương pháp học tập truyền thống dựa trên việc truyền đạt kiến thức một chiều từ người dạy đến người học sang việc áp dụng các công cụ AI tạo sinh như ChatGPT để theo xu hướng chủ động, tương tác và cá nhân hóa đang định hình lại quá trình thu nhận kiến thức. Sự thay đổi này không chỉ là một điều chỉnh nhỏ mà là một bước ngoặt trong cách người học tiếp nhận kiến thức và tri thức.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: tuoitre.vn)
Trong cách nhìn nhận của người học về AI như hình ảnh ẩn dụ được ví von “người khuân vác kiến thức” cho thấy nhận thức đa chiều và phức tạp về AI. Hình ảnh ẩn dụ này không mang tính hạ thấp AI mà phản ánh sự hiểu biết ban đầu và kỳ vọng của người học về một cách tiếp nhận kiến thức so với phương thức truyền thống. Hình ảnh “người khuân vác kiến thức” cho thấy sự dễ dàng tiếp cận khối lượng lớn thông tin. Cách người học sử dụng những ẩn dụ quen thuộc để nắm bắt khả năng của AI cho thấy sự chủ động tìm hiểu vai trò và tiềm năng của AI trong học tập và tiếp thu kiến thức. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết sự đổi mới sáng tạo trong giáo dục.
Sự thay đổi trong bức tranh học tập: từ “Copy/Paste” đến kỷ nguyên AI
Từ phương pháp “copy/paste” sang “AI/Regenerate” như một cuộc cách mạng trong học tập. Điều này cho thấy một sự thay đổi căn bản trong cách nhận thức về kiến thức và tương tác với nguồn tài liệu trên mạng. “Copy/paste” đại diện cho một cách tiếp cận thụ động hơn trong việc thu thập thông tin, trong khi “AI/Regenerate” ngụ ý một vai trò chủ động hơn của AI trong việc tạo ra và tổng hợp thông tin.
Sự chuyển đổi này đặt ra những lo ngại về tính trung thực, tính xác minh trong kiến thức. Nếu AI có thể dễ dàng tạo ra nội dung, vai trò của người học trong quá trình học tập là gì? Việc AI dễ dàng tạo ra văn bản có thể dẫn đến việc người học phụ thuộc quá nhiều vào các công cụ này, có khả năng cản trở khả năng phát triển kỹ năng nghiên cứu và phân tích độc lập. Sự thay đổi này đòi hỏi sử đổi mới trong phương pháp đánh giá và mục tiêu học tập kiến thức, cho thấy tầm quan trọng của việc hướng dẫn người học cách sử dụng AI một cách có đạo đức và hiệu quả như một công cụ hỗ trợ học tập thay vì một lối tắt.
Mô hình “4T”: Cách hình dung về AI
Mô hình “4T” giúp phân loại các nhìn nhận về AI trong việc sử dụng làm phương thức học tập tiếp thu kiến thức, chia thành bốn nhóm:
- Hỗ trợ kỹ thuật (Technical Support)
- Phát triển văn bản (Text Development)
- Tiềm năng chuyển đổi (Transformative Potential)
- Nguy cơ tiềm ẩn (Threat)
Mô hình cung cấp một khuôn mẫu để tổ chức và phân tích các cách đa dạng dược dùng nhận thức và sử dụng khai thác AI. Đưa ra một phương thức tiếp cận có cấu trúc và cách nhìn nhận thông qua các lăng kính khác nhau.
- AI như Hỗ trợ kỹ thuật: Trợ lý đắc lực
AI chủ yếu như một công cụ để hỗ trợ các nhiệm vụ cụ thể, tương tự như phần mềm hoặc tài nguyên trực tuyến. Việc xem AI chỉ đơn thuần là hỗ trợ kỹ thuật có thể cho thấy đánh giá thấp tiềm năng của nó đối với việc học tập sâu sắc hơn. - AI cho Phát triển văn bản: Người đồng hành viết lách
AI như một công cụ để phát triển văn bản, điều này làm nổi bật vai trò của AI trong việc tạo và tinh chỉnh nội dung bằng văn bản, một khía cạnh quan trọng trong công việc học tập. Nhận thức này đặt ra câu hỏi về tương lai của việc truyền đạt kiến thức. Nếu phụ thuộc quá nhiều vào AI để viết, khả năng diễn đạt ý tưởng và xây dựng lập luận của chính người học có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. - Tiềm năng Chuyển đổi của AI: Chất xúc tác cho sự thay đổi
AI đóng vai trò làm chuyển đổi trong thực tế. Điều này phản ánh sự hiểu biết rằng AI có thể thay đổi cơ bản cách thức học tập và tiếp thu kiến thức. Nhận thức này cho thấy tiềm năng của AI trong việc cá nhân hóa việc học, cung cấp quyền truy cập vào vô số tài nguyên và tạo ra các cơ hội giáo dục mới. Quan điểm lạc quan này về AI cho thấy sẵn sàng đón nhận các ứng dụng sáng tạo của công nghệ này trong giáo dục. - Mối đe dọa từ AI: Ứng phó với những rủi ro tiềm ẩn
Nhận thức AI như một mối đe dọa tiềm ẩn. Điều này làm nổi bật những lo ngại về những hậu quả tiêu cực của AI, chẳng hạn như gian lận học thuật, mất việc làm hoặc sự phụ thuộc quá mức vào công nghệ. Nhận thức này nhấn mạnh sự cần thiết đối với việc giải quyết các vấn đề đạo đức, thúc đẩy việc sử dụng AI có trách nhiệm và giảm bớt những lo lắng về công nghệ này.
Bảng 1: Tóm tắt Mô hình “4T” về AI
Danh mục | Mô tả | Ví dụ | Hàm ý |
Hỗ trợ Kỹ thuật | AI được xem như một công cụ hữu ích cho các tác vụ cụ thể. | “Một chiếc máy tính cho việc viết”, “một trình kiểm tra ngữ pháp nâng cao” | Tập trung vào hiệu quả và tính hữu dụng; có thể dẫn đến việc đánh giá thấp tiềm năng rộng lớn hơn của AI. |
Phát triển Văn bản | AI được xem như một trợ lý cho việc viết và tạo văn bản. | “Một người viết luận”, “một đối tác động não” | Lo ngại về tính trung thực trong học thuật và sự phát triển kỹ năng viết của chính người học. |
Tiềm năng Chuyển đổi | AI được nhận thức là có khả năng thay đổi cơ bản giáo dục. | “Một gia sư cá nhân hóa”, “cánh cửa dẫn đến kiến thức vô hạn” | Cơ hội cho việc học tập cá nhân hóa và tiếp cận nguồn tài nguyên phong phú; cần triển khai cẩn thận. |
Nguy cơ Tiềm ẩn | AI được xem như một mối nguy hiểm tiềm ẩn hoặc ảnh hưởng tiêu cực trong giáo dục. | “Một cỗ máy đạo văn”, “sự thay thế cho người dạy” | Lo ngại về gian lận học thuật, mất việc làm và sự phụ thuộc quá mức; cần có hướng dẫn đạo đức và thảo luận cởi mở. |