Loading...

Chia sẻ thông tin hỗ trợ bảo vệ Tổ chức/ Doanh nghiệp khỏi Ransomware

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, mối đe dọa từ ransomware ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ransomware là một loại phần mềm độc hại mà kẻ tấn công sử dụng để mã hóa dữ liệu của nạn nhân, sau đó yêu cầu tiền chuộc để khôi phục lại dữ liệu. Việc này không chỉ gây tổn thất về tài chính mà còn làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin đến bạn đọc và hướng dẫn tổng quan cách giảm thiểu, phòng chống rủi ro từ ransomware dựa trên các nội dung được cung cấp.

Ransomware: Cẩm nang phòng chống rủi ro từ tấn công mã độc tống tiền

Đầu tiên, để có thể giải quyết bất kỳ một vấn đề gì, cần có một góc nhìn toàn cục, phủ rộng và trải dài đến những khía cạnh liên quan khác. Cụ thể trong vấn đề bảo mật và an toàn thông tin, chúng ta cần có tầm nhìn tổng thể về tình hình bảo mật hiện tại, để từ đó xác định được cốt lõi vấn đề trước khi áp dụng những biện pháp phù hợp.

Tiếp đến, cần xác định những thông tin quan trọng giúp đem lại tầm nhìn tổng thể về tình hình bảo mật hiện tại của Tổ chức/Doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Các thông tin thống kê báo cáo tổng quan như số lượng cảnh báo theo mức độ, theo thời gian, theo hệ điều hành…
  • Các cảnh báo bảo mật được phân loại và tổng hợp theo số lượng ứng dụng/hệ điều hành sử dụng theo thời gian
  • Các số liệu thống kê rủi ro có thể nhận biết được theo thực trạng công nghệ sử dụng của Tổ chức/Doanh nghiệp
  • Tổng hợp thông tin rủi ro từ các trang thông tin bảo mật uy tín trên thế giới và tham chiếu đến hiện trạng sử dụng
  • Các thông tin chuyên sâu về rủi ro dữ liệu được tổng hợp từ các hệ thống bảo mật của Tổ chức/Doanh nghiệp
  • Các thông tin thực tế và hữu ích khác về rủi ro trong ngành, các đợt tấn công hàng loạt, các khuyến cáo công khai, khác

2023 - The Year of Mega Ransomware Attacks - Check Point Blog

Dựa trên thông tin dữ liệu được tổng hợp và phân tích đánh giá, Tổ chức/Doanh nghiệp có thể nắm bắt được hệ thống thông tin của chính mình đã và đang đạt được những gì, cũng như đang thiếu sót điều gì (có thể là những thông tin không thể nắm bắt được/không xử lý được do không có công cụ phù hợp). Từ những thông tin hữu ích đã được phân tích, đội ngũ lãnh đạo có thể đề ra những sách lược phù hợp để giảm thiểu rủi ro Ransomware và đảm bảo an toàn cho guồng máy công nghệ của Tổ chức/Doanh nghiệp. Chúng tôi chia sẻ những đề xuất cụ thể như sau:

  1. Khắc phục sự cố triển khai, cài đặt phần mềm bằng các công cụ bảo mật (tách biệt với các sự cố về cơ sở hạ tầng)
  2. Tư vấn và đề xuất xử lý cảnh báo bảo mật (chống hack và Ransomware) thường xuyên mỗi tháng để nắm bắt thông tin
  3. Tổng hợp và cung cấp báo cáo bảo mật từ tổng thể đến chi tiết hàng tháng để có đối sách phù hợp
  4. Phối hợp trao đổi, điều chỉnh chính sách hàng quý để đánh giá, thích ứng tình hình giám sát bảo mật hiện tại
  5. Thuê thực hiện các dịch vụ phụ trợ để nâng cao tay nghề đội ngũ công nghệ và đảm bảo tập huấn, có thể kể đến như phương pháp phục hồi sau các sự cố bảo mật, phương pháp huấn luyện đội ngũ tránh khỏi tấn công Ransomware, tích hợp các dịch vụ bảo mật và khác

Ransomware as a Service: Know the Risks | IT Services | CR-T | Utah

Đứng ở vai trò một công ty công nghệ Việt Nam, chúng tôi xin chia sẻ cách người HONEYNET thực hiện quản lý rủi ro Ransomware như sau:

  • Quản lý về hạ tầng: dưới dạng Infrastructure as Code (IaC) cho cả Cloud/On-Premises và sao lưu dự phòng
  • Quản lý về cấu hình: áp dụng chính sách sao lưu dự phòng cho toàn bộ các dịch vụ Web và hệ thống quản lý cấu hình
  • Quản lý về dữ liệu: sao lưu bằng công cụ, bằng chính sách và bằng phương pháp thủ công (ổ cứng rời)
  • Quản lý về kiểm thử dữ liệu: thực hiện Restore và kiểm tra hệ thống/dữ liệu được sao lưu có toàn vẹn hay không

Đối với từng Tổ chức/Doanh nghiệp, với số lượng/loại hình nhân sự, quy mô và mức độ quan trọng của các hệ thống thông tin khác biệt với nhau, có thể tùy theo tình hình thực tế mà lựa chọn phương pháp áp dụng với mức độ đầu tư phù hợp và tần suất/chu kỳ thực hiện chính sách giảm thiểu rủi ro nên được co giãn phù hợp chính sách hiện hành của Tổ chức/Doanh nghiệp.

Để hỗ trợ cho các Tổ chức/Doanh nghiệp trong việc giảm thiểu rủi ro Ransomware nói riêng cũng như góp phần gia tăng khả năng bảo mật – an toàn thông tin cho môi trường công nghệ Việt Nam nói chung, các đối tác của HONEYNET với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin phối hợp cùng chúng tôi thực hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ phòng chống rủi ro an toàn bảo mật Ransomware cho Quý khách hàng/đối tác có nhu cầu và cần tư vấn dựa trên thực trạng cụ thể. Kính mời Quý khách hàng/đối tác liên hệ để được cung cấp dịch vụ phù hợp với quy mô Tổ chức/Doanh nghiệp chính mình.

Nguồn: HONEYNET